Saturday, July 26, 2014

Cờ vàng là lá cờ của dân tộc

Cờ vàng ba sọc đỏ không phải chỉ là cờ của nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa, mà đã có từ thời vua Thành Thái từ năm 1890 kéo dài 30 năm cho đến năm 1920 (1*). 
Đến thời Bảo Đại khi ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng, cờ truyền thống nền vàng ba sọc đỏ đã được chính thức công nhận là quốc kỳ bằng sắc lệnh số 3 ngày 2/6/1948, do Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân ký với tư cách thủ tướng chánh phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam lúc ấy (2*). 
Cờ Việt nền vàng bắt nguồn từ truyền thống dân tộc Việt có từ thời Hai Bà Trưng, được cải tiến nhiều lần qua thời gian và cuối cùng có hình dạng nền vàng ba sọc đỏ như hiện nay. Để biểu lộ lòng yêu dân tộc và trung thành với truyền thống dân tộc Việt thì cờ của dân tộc Việt Nam phải có nền vàng.

alt alt

Như vậy, cờ vàng ba sọc đỏ – đã có từ 118 năm trước (tính đến năm nay, 2008 ) – không phải chỉ là cờ của một chế độ hay một thể chế chính trị nào, mà là quốc kỳ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Khi Việt Nam bị chia đôi thành hai miền Nam Bắc, các Chính phủ Miền Nam dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, do trung thành với truyền thống dân tộc, đã dùng lá cờ vàng của dân tộc làm quốc kỳ. Dưới ngọn cờ biểu tượng cho chính nghĩa Tự Do này, tập thể dân quân miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu để tự vệ, chống lại cộng sản xâm lược từ miền Bắc vốn được Liên Sô và Trung Quốc đắc lực trợ giúp vũ khí và nhân sự. 
Việt Sử là một lịch sử tranh đấu hào hùng, dai dẳng và kiên trì cho nền tự do, độc lập của toàn dân tộc khi bị giặc Hán cai trị hàng ngàn năm, bị giặc Tây đô hộ gần 100 năm, và hiện nay đang bị giặc nội xâm cộng sản toàn trị suốt mấy chục năm qua. Qua các cuộc tranh đấu cứu nước, cờ của dân tộc, dù thay đổi tùy thời đại, luôn luôn có nền màu vàng. Người Việt hải ngoại và các chiến sĩ tự do đang đấu tranh ở quốc nội coi Cờ Vàng là biểu tượng cho cuộc tranh đấu dành lại tự do, dân chủ và độc lập cho dân tộc Việt Nam. Vì thế, cờ vàng ba sọc đỏ minh nhiên là cờ chung của cả dân tộc Việt Nam và của những người Việt Nam đang theo đuổi lý tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ. 

Năm 1975, cộng sản miền Bắc đã cưỡng chiếm được Miền Nam bằng bạo lực tàn ác và những thủ đoạn chính trị gian xảo, nước Việt Nam được thống nhất dưới chế độ cộng sản độc tài hà khắc. Đảng cộng sản đã áp đặt người dân hai miền phải dùng lá cờ nền đỏ sao vàng. Nền đỏ là nền cờ của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như của Đảng Cộng Sản Quốc Tế (với hình búa liềm). Nó hoàn toàn không có tính dân tộc hay tình tự dân tộc. Người Việt gọi là “cờ máu” rất đúng vì cờ này được xây dựng trên máu xương của hàng triệu người dân vô tội đã chết cách hết sức oan uổng. Thật vậy, dưới lá cờ này, người dân Việt Nam đã phải hy sinh quá nhiều xương máu một cách thê thảm, phí phạm và vô ích. Những lá cờ nền đỏ của các nước cộng sản đều có nhiều nét tương tự nhau: cờ Liên Sô có một sao đỏ và hình búa liềm, cờ Trung Cộng có 1 sao lớn 4 sao nhỏ màu vàng. Lá cờ CSVN có một sao lớn màu vàng y hệt như lá cờ của tỉnh Phúc Châu Trung Quốc. Nó chỉ có thể là cờ riêng của một chế độ CSVN, một chế độ độc tài tàn ác, đàn áp bóc lột nhân dân, tước đoạt mọi quyền của con người, kể cả quyền tự do tôn giáo và quyền căn bản nhất là quyền tự vệ trước sự đàn áp bóc lột của chế độ. Đó quả là một chế độ hoàn toàn ngược lại với ý chí và quyền lợi của dân chúng. Vì thế, cờ đỏ sao vàng của CSVN hoàn toàn không phải là cờ của dân tộc, trái lại, nó là lá cờ thù nghịch với dân tộc Việt Nam, thù nghịch với các tôn giáo, các tín đồ tôn giáo.
 
Không sống nổi dưới chế độ phi nhân này, trên 3 triệu người Việt đã phải vượt biên vượt biển tìm tự do, mang theo lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu bắt nguồn từ truyền thống dân tộc. Kể từ đó, lá cờ này đã trở thành biểu tượng của Tự Do cho toàn thể khối người Việt tự do trên khắp thế giới. 

Tóm lại, qua những trình bày trên, ta thấy cờ vàng là cờ truyền thống của dân tộc Việt Nam, vì dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã chọn màu cờ vàng là cờ của quốc gia dân tộc. Trung thành với truyền thống đó, cờ vàng ba sọc đỏ chính là cờ truyền thống của dân tộc Việt Nam, chứ không phải của riêng một thể chế nào

Tôi rất lấy làm lạ khi thấy nhiều người từ trong nước ra hải ngoại – kể cả những tu sĩ, những chức sắc cao cấp nhất, trí thức nhất trong các tôn giáo – lại tỏ thái độ tránh né lá cờ Tự Do, lá cờ truyền thống của dân tộc đã tồn tại từ 118 năm nay. Tại sao? Tại sao khi đến với đồng bào hải ngoại thân thương ruột thịt, họ lại tỏ ra e ngại, tránh né, thậm chí xúc phạm đến biểu tượng mà người Việt hải ngoại hết sức trân quý, yêu thương, cũng là biểu tượng cho Tự Do Dân Chủ, một nhu cầu tối yếu mà chính người trong nước đang khao khát nhưng chưa có? Phải chăng họ e sợ khi trở về nước sẽ bị công an trong nước bắt bẻ, hành tội một cách phi lý? Là người trí thức, có khả năng ăn nói mạnh mẽ và lý luận cao hơn người thường, lẽ nào họ lại không biết cách giải thích phân minh cho công an, cán bộ cộng sản hiểu rằng: lá cờ vàng ba sọc đỏ không chỉ là cờ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà còn là cờ truyền thống của dân tộc, của lý tưởng tự do dân chủ của người Việt? Nếu CSVN đã công nhận người Việt hải ngoại là “khúc ruột ngàn dặm” của họ thì mặc nhiên họ đã công nhận biểu tượng hay lá cờ của “khúc ruột ngàn dặm” ấy rồi!
 
Các tu sĩ tôn giáo chắc chắn phải biết lá cờ nào là thù nghịch với tôn giáo, với niềm tin tôn giáo của họ. Họ phải biết lá cờ nào đã từng chủ trương tiêu diệt họ, hạn chế tự do tôn giáo của họ, và cờ nào là cờ đang tranh đấu cho chính họ để họ được tự do hành đạo chứ! Chẳng lẽ họ không phân biệt được cờ nào là bạn, cờ nào là thù? 

Biết bao thường dân nhỏ bé, thậm chí là “liễu yếu đào tơ”, tiếng nói ít sức mạnh và ít ảnh hưởng hơn họ rất nhiều, thế mà vẫn dám đứng thẳng lưng trước bạo quyền… Gương của những Lê thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Tiến Nam… là những người mới chỉ khoảng 30 tuổi đầu, đã dám đối đáp với bạo quyền với tất cả khí phách của mình, gương đó đang sờ sờ trước mắt họ! Lẽ nào đường đường là những “đấng“, những “ngài“, những “bậc” với tiếng nói “có gang có thép” – lại chấp nhận khom lưng, run sợ bạo quyền tới mức độ không dám hành xử theo lẽ phải, theo lương tâm mình? Lẽ nào lại sẵn sàng làm những điều trái với lương tâm, trái với chủ trương của đạo giáo mình, trái với những lời thề nguyền của mình trước những đấng thiêng liêng (3*) …? 

Tôi xin chấm dứt bài này bằng nhận định xác đáng của Gs Nguyễn Ngọc Huy: 

Hiện nay, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng nó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ cộng sản tàn ác, phi nhân và nô lệ ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống lại chế độ cộng sản. Không biểu tượng nào khác có thể thay thế cờ vàng ba sọc đỏ về các mặt này. Vậy, việc tỏ lòng tôn trọng Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ và dùng nó một cách rộng rãi ở nơi nào có người quốc gia Việt Nam là một công cuộc đóng góp lớn vào việc giải phóng đất nước khỏi ách độc tài Cộng Sản” (4*). 

________________ 
Chú Thích:
 
(1*) Tài liệu “Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống” của KS Nguyễn Đình Sài (http://lichsuviet.cjb.net/view_article.asp?id=301&cat=3) viết: Năm 1890, nhà vua[=Thành Thái] xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán [của thời Đồng Khánh] bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm quốc kỳ“. (Note: những chữ trong ngặc móc […] là giải thích của người viết).
 
(2*) Cũng theo tài liệu trên.
 
(3*) Trong số những kinh do các vị chức sắc Công giáo đặt ra, kinh “Suy tôn Nữ vương Gia đình” thường được giáo dân đọc trước 1975 có một lời thề nguyền: “Gia đình con xin nguyền không theo thuyết Cộng Sản vô thần! ” Lẽ nào những người soạn ra, những người từng khuyến khích mọi người đọc kinh này lại chóng quên đến thế lời thề nguyền ấy?
 
(4*) Xem bài “Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy”, phần D (
http://www.danviet.net/biensoan/print.asp?Article_ID=61)



Ý nghĩa lá cờ vàng, cờ quốc gia Việt Nam


Gần đây hơn một năm nay, nhiều quận hạt trên nước Mỹ đã phát động chiến dịch vinh danh lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, của cộng đồng người Việt định cư ở hải ngoại. Các cháu, và anh chị đã nghe thấy nhan nhản trên diễn đàn, trên báo, trên radio, về vấn đề vinh danh này. Lá Cờ Vàng là biểu tượng của Tự do, Độc lập và Dân chủ của truyền thống dân tộc Việt nam từ bao đời. Lá cờ đã thăng trầm suốt hai ngàn năm lịch sử, mà ông cha ta nhiều đời đã hy sinh xương máu để bảo vệ nó. Từ năm 1975, gần ba mươi năm Cờ Vàng vắng bóng, ngày nay Cờ Vàng đã sống lại như một hiện tượng hồi sinh. 

Cờ Vàng, lá cờ Quốc Gia Việt Nam, có nền vàng và ba sọc đỏ. Màu vàng là màu quốc thổ và cũng là màu da của dân tộc Việt. Theo vũ trụ quan của người Việt, màu vàng thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia. Màu đỏ thuộc hành hỏa và là màu của phương Nam. Đây là biểu tượng của một dân tộc bất khuất, anh hùng, và độc lập trong cõi trời Nam, tách biệt hẳn với nước Tàu ở phương Bắc. (Trong bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.) Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền: Bắc, Trung, Nam. Tuy gọi là ba miền (ba sọc đỏ) nhưng có chung một nhà (nền vàng). Đó là nhà Việt Nam, mà con dân nước Việt phải biết thương yêu và qúy trọng lẫn nhau. 

Vào năm 40 Dương Lịch, Hai Bà Trưng dùng “Đầu voi phất ngọn cờ Vàng” đem quân đánh Tô Định để lập quốc xưng Vương. Cờ Quẻ Ly (cờ vàng có hai sọc đỏ nằm giữa) của chính phủ Trần Trọng Kim (1945) bắt nguồn từ lá cờ vàng thời Hai Bà Trưng, cờ vàng đời Gia Long (1802), và cờ Long Tinh đời Khải Định (1916). Tiếp đến, năm 1948, Quốc Trưởng Bảo Đại đã thêm một sọc ở giữa và cho hai sọc đỏ nối liền từ cờ Quẻ Ly tạo thành lá cờ có Nền Vàng Ba Sọc Đỏ. Ba sọc đỏ này có hình Quẻ Kiền (Quẻ Càn) tượng trưng cho trời Nam, tức là nước Việt Nam chúng ta. 
Tuy bắt nguồn từ đời Hai Bà Trưng, lá cờ Vàng, cờ Quốc Gia Việt Nam đã được Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đứng đầu Chính Phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam ký Sắc Lệnh số 3 ngày 2 tháng 6 năm 1948 với những tiêu chuẩn về lá quốc kỳ của nước Việt Nam như sau: “Biểu hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba sọc đỏ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và khoảng cách bằng nhau đi suốt lá cờ.” 

Cờ Vàng, cờ Quốc Gia Việt Nam được hun đúc bằng khí thiêng trời đất, và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt suốt gần hai ngàn năm lịch sử. Nó tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho vận hội thái hòa, và cho sự thành công vĩnh cửu của giống nòi Việt Nam. Kể từ thời Hai Bà Trưng, lá cờ Quốc Gia Việt Nam đã được biến cải để có hình dạng màu sắc như hiện nay. Lá cờ có một ý nghĩa cao cả, và đã thăng trầm với lịch sử oai hùng của dân tộc Việt. Nó nhuốm khí thiêng sông núi, tượng trưng cho Dân chủ, Tự do, Nhân quyền, cho ý chí kiêu hùng của nòi giống Việt, cho thanh bình thịnh trị của muôn dân, và cho đoàn kết dân tộc trong việc giữ nước và dựng nước của tổ tiên ta. 

Lá Cờ Quốc Gia Việt Nam là linh hồn của cả dân tộc Việt. Lá cờ còn, chính nghĩa còn. Lá cờ còn, tinh thần chiến đấu còn. Lá cờ còn, sự đoàn kết còn, nó là tín bài để chúng ta nhận diện giữa người Việt Quốc Gia và bè lũ Cộng Sản. Chỗ nào có cờ Quốc Gia Việt Nam, thì chỗ đó có tình thương, có dân chủ, có tự do, và nhân quyền. Trong khi chiến đấu với kẻ thù, lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho Chính Nghĩa Quốc Gia Tự Do. Hiện tình của chúng ta ở hải ngoại là đang trực diện sống còn với Cộng Sản tại Việt Nam, mà lá cờ Vàng là biểu tượng cho chính nghĩa ấy. Biểu tượng chính nghĩa Tự Do là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Có giương cao lá cờ chính nghĩa, ta mới có đoàn kết, và thu hút được nhân tâm để áp lực bắt tập đoàn Cộng Sản Việt Nam phải qui hàng và từ bỏ chế độ Cộng Sản mà chúng đang theo đuổi. 

Người Việt yêu tự do, dân chủ, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, mỗi khi nhìn thấy Lá Cờ Vàng, là còn có niềm tin và hy vọng cho Việt Nam Tự Do trong tương lai. Trong khi Việt Nam chưa lật đổ được chế độ Cộng sản bạo tàn, và Cờ Vàng chưa chánh thức tung bay trên toàn cõi Việt Nam, nhiệm vụ người Việt hải ngoại là vinh danh lá cờ ấy. Nơi nào có người Việt Nam quốc gia, nơi đó có Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Tuy Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không chánh thức được công nhận trong nước, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng, đó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập, và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ độc tài, bạo tàn của Cộng sản, phi nhân và nô lệ cho ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, Cờ Vàng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống Cộng Sản. Nơi nào tỏ bày lòng tôn vinh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nơi ấy người Việt quốc gia đã đóng góp to lớn vào công cuộc giải phóng đất nước, chống lại ách thống trị của Cộng Sản Việt Nam. 

Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, mới chính là lá cờ của một quốc gia Việt Nam, để phân biệt với cờ đỏ sao vàng, lá cờ Máu của cộng sản Việt nam. Cờ đỏ của cộng sản VN gốc là cờ tỉnh Fuzhou của Trung Quốc vào năm 1933- 1934, theo tài liệu Thế giới về nước Trung hoa (1*). Trong khi cờ Vàng tượng trưng cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền, thì cờ Máu tượng trưng cho chết chóc, đói nghèo và tang thương cho dân tộc Việt... 

Với lịch sử huy hoàng suốt gần hai ngàn năm của lá cờ Quốc Gia Việt Nam, chúng ta cầu mong Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ rợp bay khắp mọi nhà người Việt Quốc Gia tại hải ngoại, và một ngày gần đây trên khắp trời quê hương. Quốc kỳ Việt nam là biểu tượng của Hồn Thiêng Sông Núi, của Dân Chủ Tự Do, và Nhân Quyền, mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ máu để gìn giữ. Lá cờ Vàng, lá cờ Quốc Gia Việt Nam đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nhưng tự nó vẫn tồn tại trong lòng người Việt ở khắp mọi nơi. Nó đã đổi lấy bằng bao nhiêu xương máu cuả các chiến sĩ, và vinh nhục cuả tất cả chúng ta. Vì tiền đồ dân tộc, vì tự chủ quốc gia, nó chính là sự khát vọng cho hòa bình, và tương lai của một Việt nam sáng lạng trong cộng đồng các quốc gia trên toàn thế giới. Do đó, 

-Để tưởng nhớ công ơn tiền nhân, và gần đây của Quân, Dân, Cán, Chính, đă hy sinh bỏ mình trong cuộc chiến chống cộng sản tại Việt nam; 

-Để tích cực yểm trợ chiến dịch vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt hải ngoại đang định cư trên nước Mỹ và trên toàn thế giới; 

-Để duy trì sức mạnh chiến đấu, đòi tự do dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam, và nhắc nhở con cháu về Ý Nghĩa của ngọn cờ Chính Nghĩa- Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cờ Quốc Gia Việt Nam Tự do. Ngày xưa chúng ta cầm súng, ngày nay cầm cờ. Để vinh danh cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, đặt niềm tin và hy vọng mới trong tương lai, yêu cầu nhà nhà treo cờ vàng, người Việt nhớ đến cờ Vàng vì đây là biểu tượng của Tổ Quốc Việt Nam mến yêu cuả chúng ta. 

Chúng ta những người Việt tỵ nạn cộng sản trên thế giới, tuy sống xa quê hương nhưng được hưởng mọi quyền tự do, dân chủ và nhân quyền. Trước năm 1975, chúng ta cầm súng để chiến đấu, đối diện với kẻ thù đầy nguy hiểm. Ngày nay chúng ta chỉ cần tích cực cầm cờ để chiến đấu, để bày tỏ lòng yêu tự do và nhân bản, tôn trọng quyền làm người, vì lá cờ Vàng là biểu tượng Tự Do Công bằng, và Dân Chủ. Chúng ta đại diện cho người Việt yêu tự do, nói lên ý chí, nguyện vọng, niềm tin và ước mơ của toàn dân tộc Việt nam trong nuớc, đang bị một chính thể vô thần, độc tài đang khống chế và cai trị tàn ác. 
Như chúng ta đã biết, vận mệnh của một số dân tộc chậm tiến trên thế giới, trong đó có Việt nam, đã bị cuốn theo sức ép của bàn cờ chính trị quốc tế. Dân tộc Việt nam là con dê tế thần trong hai cuộc chiến tranh, từ Pháp đến cộng sản. Hai cái hiệp định Genève (1954) và Paris (1973), đã đưa dân Việt nam lên bàn mổ quốc tế, mà hầu hết người Việt không hề hay biết đến. Năm 1975, phe tự do đã thua trận ở Việt nam, và sau đó phe cộng sản đã thua trận ở Liên xô, cái gốc rể to lớn cuả phe cộng sản. Hiện nay ở quê nhà, 80 triệu đồng bào ruột thịt đang đau khổ vì đói nghèo, tù tội và mất tự do. Ở đó nhân vị, nhân quyền bị chà đạp chính trên quê hương mình. 

Hy vọng vào sự đồng tâm nhất trí đấu tranh của người Việt hải ngoại, chúng ta hãy giương cao ngọn cờ chính nghĩa, để bày tỏ một nỗ lực, một ý chí chính đáng cho tự do độc lập của dân tộc Việt nam. Đây là bước mở đầu cho tiến trình dân chủ, tự do cho quê hương Việt nam mến yêu của chúng ta. Ước mơ sau cùng của anh và tôi là: nếu chết ở đây xin được phủ lá cờ Vàng, và hy vọng rằng cờ Vàng sẽ tung bay trên khắp trời Việt nam một ngày không xa..Việt nam sẽ là một Ba Lan thứ hai, hay như các nước Đông Âu tự giải thể để tồn sinh. Việt Cộng tự nó sẽ phải triệt tiêu nhờ vào ý chí đấu tranh của chúng ta từ hải ngoại. Phải chăng đây cũng là ước vọng chung của tất cả chúng ta: các con, anh và tôi, những người Việt tha hương...yêu tự do và yêu tổ quốc Việt nam.? 

1*(Mạng lưới http://worldstatesmen.org/China.html thấy có lịch sử lá cờ máu cộng sản Việt nam.) 

Phạm đào Nguyên


View album
This album has 5 photos and will be available on OneDrive until 24/10/2014.
View albumView albumView albumView album
    Cờ vàng bay trên đỉnh núi Fuji . ( 3776 m )

    Mục đích chánh cũa tôi đến Nhật lần này là leo lên đỉnh núi Fuji để giương cờ Vàng , cho nên tôi phải tận dụng mọi thời gian đầu của holiday . Nhưng phải mất hai ngày tôi mới lên đến đỉnh núi , vì lý do thời tiết .
     Ngày thứ nhất  là thứ năm 10.07.14 . Chúng tôi ba người gồm Vợ Tôi và thằng con Út khởi hành từ level 5 trạm Subaru Line  theo đường mòn Yoshida Trail lên đỉnh núi  lúc 6 giờ 30 sáng , với hy vọng hoàn thành chuyến đi trong ngày . Nhưng khi  đến level 6 , thì mưa râm và bầu trời ảm đạm , Vợ tôi phải trở lại . Tôi và thằng  con tiếp tục , khi đến level 7 gần nữa đường lên núi thì gió rất mạnh , và trời chuyển mưa to . Mặc dầu chúng tôi biết trước bảo sẽ đến từ phía nam của Nhật , ở trên núi cao thì bị ảnh hưởng cơn bảo nhiều hơn , nhưng  chúng tôi vẩn đi , có lẽ vì muốn thực hiện sớm chuyến leo núi và có lẻ vì chưa kinh nghiệm hay bị “ điếc “ . Đến nơi đây Cha Con tôi đành phải trở lại vì nguy hiểm , hơn nửa có lệnh đóng đường lên đỉnh núi từ level 8 . Rất may mắn khi chúng tôi vừa trở lại level 5 thì cơn mưa lớn bắt đầu trút xuống . Vợ tôi chờ Cha Con tôi dưới hành lang từ lâu , nhưng vì sợ lạc  nên chạy ra đón Cha Con tôi dưới cơn mưa . Đây là hình ảnh cảm động nhất khi tôi nghỉ lại .
    Ngày kế là ngày thứ sáu 11.07.14 . Vì nán chờ thời tiết tốt , cho đến 10 giờ 50 sáng tôi mới bắt đầu leo núi từ level 5 trạm Subaru line  lần nửa . Lần này tôi quyết đi một mình cho nhanh hơn , vì tôi dự trù phải trở lại level 5 trước 10 giờ tối , và về đến hotel trước 11 giờ đêm . Nếu không kip thì ngủ trong đêm ở các nhà nghỉ , tại level 9, 8 , hay là level 7 . Vì không book trước chổ ngủ , tôi có thể ngủ dọc đường , có thể ngủ dưới mưa với màn trời chiếu đất và gối đá .
    Sau cơn bảo thì trời lại đẹp , cho nên giúp cho tôi đến đỉnh núi sớm hơn , khoảng 5 giờ 30  chiều . Tính ra hơn 6 tiếng rưởi leo núi là vượt chỉ tiêu . Vừa đến đỉnh  mọi mệt mỏi hầu như biến mất . Thay vì ngồi nghỉ như bao người khác , tôi vội vả tiến nhanh đến trụ mốc cao bằng đá , lấy lá cờ Vàng trong túi , cột vào cây gậy làm cán cờ . Nhóm leo núi người Âu khoảng trên 10 người ngồi gần đó chăm chú nhìn tôi , ông già kỳ lạ dương cao cờ Vàng như sắp đi diểu hành , họ cười và vổ tay tán thưởng , làm tôi càng thêm khoái chí . Tôi cám ơn Anh thanh niên tự nguyện giúp tôi chụp hình kỷ niệm tại cột mốc . Tôi giả từ đám đông , tôi muốn chạy nhanh đến chổ khác để chụp hình cho kip thời gian trở lại , nhưng đôi chân tôi chỉ bước nặng nề . Cuối cùng tôi chụp được những tấm hình mà tôi muốn , đặc biệt là cổng Trời tôi đặt tên , và bên cạnh miệng núi lửa . Xin cám ơn những người giúp tôi chụp hình , và dĩ nhiên tôi củng giúp họ , làm một kỷ niệm đẹp của chuyến leo núi . 
   Tôi bắt đầu xuống núi lúc 6 chiều , nhìn lại chung quanh không còn ai , tôi là người già cô đơn đi xuống chót . Đến level 8.5 vừa nghỉ chân vừa mua quà kỷ niệm cho các cháu để khoe thành tích của Ông . Khoảng 5 phút sau tôi tiếp tục xuống núi . Nhờ người bán hàng lịch sự tận tâm , chỉ cho tôi xuống bằng con đường khác , nếu không thì tôi xuống bằng  đường củ , sẻ chậm khó khăn và nguy hiểm hơn . Có thể bị trầy trụa nhiều , và nếu về đến hotel là may mắn nhất .
    Xuống gần level 8 bầu trời củng vừa sẩm tối nhìn lại sau lưng chẳng có một bóng đèn nào , nhìn lên bầu trời thì thấy trăng chưa tròn vừa ló dạng , tôi vui vì có vầng trăng là bạn đồng hành . Tuy trời đẹp sau cơn bảo , nhưng chỉ có hơn nửa vần trăng thì không đủ sáng soi đường xuống dốc , mà lại còn bị  mây che , còn ánh đèn LED trên đầu của tôi củng không sáng hơn , vì cặp mắt già đẩm ước mồ hôi . Tôi lột mắt kiến cất kỷ vào túi , nếu có té thì chỉ lọi tay mà không bị mất thêm cặp kiến . Tôi dò dẩm xuống dốc khó khăn chậm chạp hơn , đôi gậy của tôi vừa chống , và củng vừa dọ đường như người mù , tôi cảm thông cho người mù hơn bao giờ hết.
    So sánh với đường lên đỉnh là con đường dốc đá còn nhiều đoạn thiên nhiên , dường như để thử thách . Qua khỏi level 7 đường lên đĩnh , cây cỏ không còn chỉ toàn là cát đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau . Càng lên cao thì độ dốc càng tăng , càng phải dùng sức tàn nhiều hơn nên càng mệt đuối , có lúc tôi phải dùng hai tay giống như bò thế đứng cho an toàn . Càng lên cao thì bị nhức đầu thêm vì không khí loảng hơn , tôi phải dùng hai lon oxy giống như lon gas , do thằng Con Út lo trước để trợ sức .
    Con đường đi xuống là con đường khác bắt đầu từ khoảng level 8 , được ủi rộng hơn theo hình chử zigzag để giảm nguy hiểm nên dể hơn , nhưng đi trong đêm mờ độc hành và lần đầu , thì trở thành nguy hiểm và tệ nhất là bị lạc hướng sẽ đi đến town khác bên kia đỉnh núi . Tôi phải cẩn thận vì Vợ Con tôi trông chờ , nhưng nếu bị lạc thì tôi có dịp biết được town khác , tôi không muốn đến town khác một mình trong đêm tối . Ý nghỉ khôi haì pha trộn với niềm vui vì hoàn thành ý muốn , như làm tăng sức mạnh và tăng tự tin . Mổi lần tăng tự tin tôi bước xuống  nhanh hơn thì bị trợt , nhưng nhờ có ba lô phía sau lưng làm air bag , tôi không bị đập đầu và củng không bị đau , tôi cảm thấy thú như là trợt tuyết , thích thú củng giúp cho tôi bớt mệt , và củng không sợ trong đêm mờ khi độc hành .  Không sợ củng có thể thói quen của thời lính còn lại trong tôi . Vì thế mà tôi cứ tiếp tục hành trình .
    Xuống gần level 5 thì tôi thấy từ phía xa , có hàng đèn nhỏ dài tiếp tục di chuyễn , giống như con sâu bò lên đỉnh núi , đó là những  người leo núi trong đêm . Tôi mới nhận thức , không ai lên hay xuống núi trong đêm một mình , chỉ có tôi đúng là điếc không sợ súng . Khi tôi trở lại level 5 lúc gần 9 giờ 30 tối thì hàng người vẩn nối nhau đi lên có lẻ vì ngày đẹp bắt đầu .
   Về đến hotel lúc 10:25 tối  . Gỏ cửa phòng , trong lúc Vợ tôi và thằng Con Út đang bàn tán về tôi . Hai Mẹ Con ôm lấy tôi dù thân thể tôi còn đẩm mồ hôi , như mừng người về từ cuộc hành quân . Cảm giác đói bất chợt trở lại , vì tôi chỉ ăn nhẹ và uống nước từ buổi sáng khi lên núi . Tôi tắm thật vội vàng để được ăn . Bửa ăn tối  “khải hoàn “ bằng tô mì nóng và vài món nhậu , do Vợ tôi lo trước và dọn sẳn với chai rượu đỏ chưa khui mang từ bên Úc . Trước khi nâng ly , tôi thật cảm động và cám ơn Em gái hậu phương và thằng con Út lo cho Ba mọi thứ , và ủng hộ tôi trong hành trình thật độc đáo . Tôi biết chính xác hơn : “ sau lưng người đàn ông thành Công nào , củng có người đàn bà thành Phụng “ , tôi nói tiếu . Thật sự bất cứ cuộc đấu tranh nào củng phải có người hậu phuơng . Nâng ly lên , cánh tay bị đau , nhìn lại đang rướm máu . Nhưng sau hai ly rượu mừng làm tôi quên đau và ngon giấc .
    Ý nghỉ của tôi trương cờ Vàng trên đỉnh núi Fuji .
    Đến Nhật lần này mục đích chánh của tôi là lên đỉnh Fuji để giương cao cờ Vàng . Vì nơi đây là icon của Nhật là nơi linh thiêng và nổi tiếng trên thế giới và có nhiều người muốn đến một lần trong đời . Tôi giương cờ Vàng chính nghỉa trên đỉnh cao , tượng trưng cho đòi hỏi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam ở mức cao nhất có thể được , đây củng là dấu tín lạ từ trên cao tôi muốn gởi đến người Việt hải ngoại và trong nước và ngay cả người csVN . Nơi đây củng là nơi linh thiêng tôi dành một vài phút lắng động và cầu nguyện , tôi tin rằng các đấng Thần Linh và Thượng Đế sẽ nghe và đáp lại lời cầu nguyện của tôi người đến từ xa , củng là nguyện vọng chánh đáng của những người Việt yêu nước .
    Tôi xin kính cẩn trước các đấng Thần Linh nơi đây và Thượng Đế trên cao . Cầu xin cho : “ Việt Nam sớm có tự do dân chủ . Công sản Việt Nam phải trả lại quyền cho Nhân Dân Việt Nam , cụ thể là bầu cử tự do có giám sát Quốc Tế để bảo đảm sự trong sạch “ .
   Lời cầu nguyện củng là lời yêu cầu gởi đến đảng công sản Việt Nam .
   Kính thưa Quý Vi và các Ban .
   Tại sao người Mỷ cấm Cờ trên mặt trăng , họ có cái nhìn cái  lý do và cái quyết tâm của họ . Còn cá nhân nhỏ bé của tôi có lý do riêng khi giương Cờ Vàng trên đỉnh Fuji như đã trình bày . Khi mình quyết định và với ý chí thì sẽ đạt được mục tiêu . Có những thứ quá lớn đời mình không làm được , nhưng mình làm gương thì đời sau đạt được . Cuộc chống cộng để có Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam có thể lâu dài hơn , nhưng nếu đời mình không thắng , mình làm gương thì đời sau sẽ thắng . Nhưng sớm hay muộn là do cách của chúng ta làm , và do người có tâm có tầm lảnh đạo . Hiện nay chúng ta người Việt hải ngoại đang thiếu người lảnh đạo chung để gây thêm sức mạnh .  Dù ai lảnh đạo và đấu tranh bằng cách nào nhưng phải đặt trên nền tảng công bằng lên trên hết . Công bằng là đạo đức , mà đạo đức không có hận thù , không hận thù thì sáng suốt , sáng suốt đưa tới tự tin làm tăng ý chí . Nếu chúng ta chống bằng cách đó chúng ta sẽ thắng . Nhớ lời dậy của tiền nhân : Đem chí nhân thay cường bạo  ...Thêm bạn bớt thù . Vẩn luôn luôn là chân lý ..

   Lê Văn Minh  HQ21  ... Ngày 22. 07.14 tại Nhật . Kỷ niệm ngày lên đến đỉnh núi Fuji 11.07.14

No comments:

Post a Comment